Tiền mã hóa là gì? Theo cách đơn giản nhất đó chính là một dạng tiền kỹ thuật số, tiền mã hóa không phải là tiền ảo hay tiền điện tử. Đây là một loại tiền được hình thành bằng kỹ thuật máy tính và mật mã toán học cao cấp. Với loại tiền này thì sẽ tránh được tình trạng bị làm giả và giúp bảo mật thông tin của người dùng tốt hơn.
Bài viết này sẽ giúp bạn làm quen với một số khái niệm quan trọng liên quan đến sự vận hành của tiền mã hóa. Các khái niệm sẽ được chia ra thành nhiều phần để các bạn có thể hiểu một cách dễ dàng.
1 – Tiền mã hóa là gì?
Như đã nói ở trên, tiền mã hóa chính là một loại tiền kỹ thuật số được bảo mật bằng cách sử dụng nền tảng mật mã mạnh mẽ để thực thi quyền sở hữu và giúp các giao dịch được an toàn.
Tiền mã hóa không bị điều khiển bởi bất kỳ ai, mà nó vận hành dựa vào mạng lưới những người tham gia phi tập trung trên nền tảng công nghệ Blockchain.
Tiền mã hóa đầu tiên hoạt động dựa trên nền tảng Blockchain chính là Bitcoin. Hiện tại, Bitcoin vẫn là loại tiền mã hóa phổ biến và có giá trị cao nhất. Ngày nay đã có nhiều loại tiền mã hóa được ra đời với các chức năng và thông số kỹ thuật khác nhau như: Ethereum (ETH), Ripple (XRP), Litecoin (LTC), Tether (USDT), Bitcoin Cash (BCH), Libra (LIBRA), Binance Coin (BNB).
2 – Tiền mã hóa giúp loại bỏ vai trò của người trung gian
Điều đặc biệt của tiền mã hóa đó chính là bản chất hệ thống không phụ thuộc vào trung gian. Tức là tiền mã hóa không được ban hành bởi bất kỳ một ngân hàng chính phủ nào. Tiền mã hóa không bị sự can thiệp hoặc thao túng bởi ngân hàng chính phủ.
Với hệ thống tài chính tiền tệ hiện tại thì chúng ta đang phải sử dụng thông qua những người trung gian. Chỉ cần những giao dịch không thực hiện bằng tiền mặt thì đều phải thông qua cơ sở dữ liệu ngân hàng của bạn.
Ví dụ như khi bạn mua 1 ly cà phê nhưng không thanh toán bằng tiền mặt, mà bạn quẹt thẻ để trả thì bản chất đây là giao dịch giữa người bán cà phê với ngân hàng của bạn. Ngân hàng chính là sổ cái thể hiện rằng ngân hàng nợ bạn tiền.
Cho nên hệ thống tài chính mà chúng ta sử dụng từ trước đến nay luôn mang tính tập trung, và chỉ cần có vài sự cố xảy ra với ngân hàng hoặc đơn vị trung gian giữ tiền của bạn thì có thể làm cho số tiền của bạn bị biến mất.
Nhưng với hệ thống hoạt động phi tập trung của tiền mã hóa thì điều này không thể xảy ra.
3 – Cách thức hoạt động
Sự ra đời của tiền mã hóa chính là giúp việc giao dịch giữa hai bên không cần đến bên thứ 3 như ngân hàng hoặc đơn vị tín dụng. Mà trong hệ thống tiền mã hóa thì “ví” hoặc địa chỉ tài khoản của người dùng được sử dụng để thực hiện các giao dịch. Việc giao dịch này được thực hiện thông qua các khóa công khai và khóa riêng với mục đích bảo mật. Điều này giúp bạn có thể nhận được tiền mà không mất đi quyền riêng tư và giữ an toàn cho toàn bộ hệ sinh thái.
Khóa riêng (private key) chính là điểm truy cập mạng của bạn, là hình thức mã hóa tinh vi cho phép người dùng truy cập vào ví tiền điện tử của mình. Đây chính là yếu tố không thể thiếu của Bitcoin và altcoin.
Khóa riêng giúp bảo mật tuyệt đối, tránh được việc người dùng bị đánh cắp hoặc truy cập trái phép vào ví tiền điện tử. Không ai có thể truy ngược để tìm ra khóa riêng của bạn.
Điều tuyệt vời nhất của Bitcoin đó chính là công nghệ Blockchain mà nó sử dụng để lưu trữ sổ cái trực tuyến cho tất cả các giao dịch được thực hiện bằng Bitcoin. Giúp cung cấp cấu trúc dữ liệu cho sổ cái và tránh được mối đe dọa từ tin tặc. Ngoài tiền mã hóa, công nghệ Blockchain còn được ứng dụng trong các vấn đề như bỏ phiếu trực, gây quỹ cộng đồng,.. giúp minh bạch, tránh được gian lận và giảm chi phí vận hành.
4 – Những điều còn hạn chế của tiền mã hóa
Vì tính bảo mật cao, cho nên nếu bạn quên đi khóa tiêng thì có thể mất sạch tiền mã hóa.
Giá của tiền mã hóa đưuọc xác định theo cung cầu, cho nên tỉ giá của tiền mã hóa được trao đổi với một loại tiền tệ có thể biến động mạnh.
Ví dụ như, Bitcoin có giá đỉnh điểm là 64,000$ vào giữa tháng 03/2021 nhưng chỉ sau vài ngày lại sụt giảm xuống còn 54,000$. Tần số biến động giá cao.
5 – Nên mua tiền mã hóa ở đâu?
Có nhiều cách để kiếm tiền mã hóa như việc bán hàng hóa, dịch vụ, đào coin hoặc đơn giản hơn là mua lại tiền mã hóa từ người khác.
Ngày nay, việc khai thác coin khá là hạn chế, gặp phải nhiều trở ngại nhất là với những ai chỉ vừa mới bắt đầu tiếp xúc với thị trường này. Đa số với những nhà đầu tư tài chính mới tham gia vào lĩnh vực này, họ thường chọn cách mua bán coin để có thể kiếm lợi nhuận nhanh chóng. Việc giao dịch mua bán coin sẽ được thực hiện tại các sàn giao dịch tiền mã hóa. Và Binance chính là một trong những sàn giao dịch lớn nhất thế giới, được nhiều nhà đầu tư tin tưởng.
Việc thực hiện giao dịch mua bán coin trên sàn Binance được thực hiện khá dễ dàng và nhanh chóng, bạn có thể tham khảo thêm bài viết dưới đây
6 – Kết luận
Năm 2008 chính là năm đánh dấu cho bước ngoặt thay đổi to lớn về cách thức vận hành của hệ thống tài chính. Khi Satoshi Nakamoto công bố về Bitcoin, chính là đã đặt nền móng cho một chuỗi các sự kiện sau này giúp chúng ta thay đổi cách nhận thức, cách nắm giữ và truyền tải giá trị về thị trường tài chính tiền tệ.
Trong một thời đại phát triển mạnh về công nghệ số, sự bảo mật và tính riêng tư là điều mà chúng ta luôn lo sợ sẽ bị đánh cắp, thì tiền mã hóa trở thành một phương tiện để thực sự trở thành là ngân hàng của riêng chúng ta. Hy vọng các bạn đã hiểu rõ “tiền mã hóa là gì” và từ đó có thể giúp các bạn có những kiến thức nền tảng vững chắc để bắt đầu tham gia vào thị trường tiền mã hóa.