Ngoài những yếu tố sản phẩm, nội dung content, tư duy chiến lược trong việc làm quảng cáo thì bạn không thể bỏ qua việc nhận biết tâm lý khách hàng theo độ tuổi. Mỗi độ tuổi đều có những yếu tố khác nhau, dựa vào đó sẽ giúp bạn target quảng cáo được tốt hơn. Bài học này Ân sẽ nêu ra những yếu tố cơ bản nhất giúp bạn phần nào hình dung nhé!
Tại sao cần nhận biết tâm lý nhóm độ tuổi khách hàng?
Nếu bạn chạy quảng cáo mà còn mơ hồ về tâm lý khách hàng và hành vi người tiêu dùng thì cũng giống như thầy bói mù xem voi vậy.
Việc đó chắc chắn sẽ khiến bạn tốn nhiều chi phí cho quảng cáo mà còn không mang lại hiểu quả nữa.
Như vậy, nhận biết tâm lý khách hàng sẽ giúp bạn 2 điều cơ bản như sau:
- Giúp bạn loại bỏ được nhóm khách hàng không tiềm năng, đỡ tốn chi phí quảng cáo.
- Giúp bạn target chính xác phân khúc khách hàng phù hợp với sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Các nhóm tâm lý khách hàng theo độ tuổi
Nhóm 1: khách hàng độ tuổi từ 18 đến 22
Nhóm khách hàng độ tuổi 18 đến 22.
Nhóm độ tuổi 18-22 này là các bạn nam thanh nữ tú đang trong giai đoạn sinh viên và sử dụng tiền của bố mẹ.
Thu nhập của nhóm độ tuổi này 1 là từ bố mẹ 2 là từ làm thêm. Nói chung là thu nhập chưa ổn định.
Nhóm này đa phần tương tác rất cao(comment, like, share) nhưng việc mua hàng thì nhóm này còn thấp. Trừ những bạn con nhà đại gia thôi, nhưng đó chỉ là số ít.
Nhưng nhóm này lại có nhiều thời gian rảnh rỗi và thích đi phượt. Bạn có thể nhắm đến các sản phẩm đồ phượt giá rẻ cho nhóm đối tượng này.
Nhóm 2: khách hàng độ tuổi từ 23 đến 25
Nhóm khách hàng từ độ tuổi 23 đến 25.
Độ tuổi từ 23 đến 25 là những bạn mới tốt nghiệp đại học đi làm, mức lương cũng chưa cao, công việc thì cũng chưa ổn định.
Nam ở độ tuổi này thì bắt đầu thiên hướng về giải trí, bắt đầu chi tiêu mua sắm những thứ mình thích như máy ảnh trả góp, điện thoại trả góp, xe gắn máy trả góp. Nam ở độ tuổi này vẫn chưa biết tiết kiệm nhiều.
Nữ độ tuổi này thì bắt đầu lập gia đình.
Nhóm 3: khách hàng độ tuổi từ 26 đến 30
Nhóm khách hàng từ độ tuổi 26 đến 30.
Độ tuổi từ 26 đến 30 bắt đầu có công việc ổn định hơn, thu nhập cao hơn, trưởng thành hơn, biết tiết kiệm tiền để lo cho tương lai hơn.
Nam giới độ tuổi này bắt đầu suy nghĩ chín chắn hơn và biết tiết kiệm để lo cho tương lai hơn. Độ tuổi này nam giới cũng bắt đầu kiếm bạn gái và kết hôn. Nữ tuổi này thì sinh con.
Nhóm 4: khách hàng độ tuổi từ 31 đến 40
Nhóm khách hàng từ độ tuổi 31 đến 40.
Độ tuổi 31 đến 40 bắt đầu có khoản tiết kiệm dư dả, mua sắm cũng nhiều và tập trung vào mua nhà, mua đất, mua nội thất.
Nhóm này chi tiêu cũng rất cẩn thận và khó tính, lựa chọn các sản phẩm uy tín, chất lượng.
Nhóm 5: khách hàng độ tuổi từ 41 đến 50
Nhóm khách hàng từ độ tuổi 41 đến 50.
Nhóm độ tuổi 41 đến 50 thì đã có tài sản riêng rồi. Đa phần họ ít sử dụng mạng xã hội. Nhưng hành vi họ mua hàng trên mạng thì vẫn có.
Nhóm 6: khách hàng độ tuổi từ 50 trở lên
Nhóm khách hàng từ độ tuổi 50 trở lên.
Nhóm độ tuổi từ 50 trở lên thì bắt đầu quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn và cũng là nhóm độ tuổi chuẩn bị nghỉ hưu. Đa phần chi tiêu cho sức khỏe là nhiều. Hành vi mua hàng trên mạng rất ít, đa phần nhờ con cháu mua dùm.
Kết
Như vậy là Ân đã đi qua phần tâm lý nhóm độ tuổi khách hàng rồi nhé. Tuy nhiên sẽ không hoàn toàn chính xác tuyệt đối đâu.
Bài học này phần nào giúp bạn có cái nhìn cơ bản nhất về nhóm độ tuổi khách hàng và từ đó bạn sẽ phân tích lại dựa theo kinh nghiệm, kiến thức và cảm tính của bạn nhé.
Ân chúc bạn học tập tốt!. Hẹn gặp lại bạn ở bài học tiếp theo.
Bài trước đó
Bài 22: Nghiên cứu khách hàng với audience insight
Bài tiếp theo
Bài 24: Từng bước thiết lập chiến dịch quảng cáo
Vậy muốn tiếp cận với đối tượng khách hàng là những người từ 40 – 50 tuổi thì cần phải thông qua những kênh truyền thông nào ngoài những kênh online ra ạ?
Tùy sản phẩm, tư duy, chiến lược nữa bạn ạ, không thể nói chung chung được. Có những marketer manager làm chiến lược bán sản phẩm cho người cao tuổi rất giỏi bằng cách truyền thông đến nhóm đối tượng là con/cháu mua cho bố/mẹ ông/bà sử dụng.
hay quá ạ
cảm ơn bạn