SEOquake là gì? – Bài 11: Cách sử dụng Seoquake phân tích web đối thủ

Seoquake là gì? Đây là một trong những công cụ được các Seoer hay còn gọi là những người chuyên làm seo website sử dụng để phục vụ cho việc nghiên cứu thông tin trang web của các đối thủ. Vậy ứng dụng này có những tính năng nào nổi bật? cách sử dụng như thế nào?. Đừng lo, bài viết này Ân sẽ hướng dẫn cho bạn biết sử dụng cơ bản nhất nhé!.

SEOquake là gì? – Bài 11: Cách sử dụng Seoquake phân tích web đối thủ

1.SEOquake là gì?

Trước khi hướng dẫn bạn sử dụng thì Ân sẽ giải thích cho bạn hiểu Seoquake là gì trước đã nhé!.

Đây là một tiện ích mở rộng (tiếng anh gọi là add-ons hoặc extensions) thường được cài tích hợp trên những trình duyệt như Chrome, firefox, opera, edge, cốc cốc,…

Với những tính năng của công cụ này sẽ giúp cho những người làm seo web có thể kiểm tra mật độ từ khóa, phân tích các internal link (liên kết nội bộ) và external link (liên kết ngoài), tuổi thọ domain,…và nhiều số liệu khác nữa.

2.Các tính năng vượt trội của extention Seoquake là gì?

Một số tính năng vượt trội mà seo quake cung cấp cho bạn sử dụng phải kể đến như sau:

So sánh URL/domain.

Xác định mật độ của từ khóa.

Tính năng kiểm tra khả năng tương thích của trang web đối với thiết bị di động.

Phân tích và xuất báo cáo kết quả về SERP (Search Engine Results Page – trang kết quả của công cụ tìm kiếm) dưới dạng file CSV.

Phân tích ước lượng mức độ khó của từ khóa.

Cho phép đặt những thông số cho 1 truy vấn tìm kiếm.

Phân tích thống kê số liệu social.

Kiểm tra hoàn chỉnh về SEO trang web của đối thủ.

3.Hướng dẫn cách sử dụng Seo quake

Ok, như vậy là bạn đã hiểu sơ qua các tính năng của add-ons này rồi đúng không. Bây giờ thì Ân sẽ hướng dẫn bạn từng bước sử dụng công cụ này nhé!

3.1.Bước 1: cài đặt extensions seoquake trên trình duyệt Google Chrome

Ứng dụng này bạn có thể cài được trên rất nhiều trình duyệt khác nhau như chrome, firefox, opera, cốc cốc và edge của microsoft.

Tuy nhiên, trong bài viết này Ân sẽ chỉ hướng dẫn bạn cài đặt trên trình duyệt google chrome mà thôi. Đây là trình duyệt phổ biến nhất và hầu hết mọi người đều sử dụng nó.

Ân cũng khuyến khích bạn nên sử dụng trình duyệt Chrome của Google để sử dụng cho tiện nhé!.

Ok, bây giờ thì bạn mở trình duyệt Chrome lên rồi bấm vào dấu 3 chấm ở bên góc phải ngoài cùng -> chọn “công cụ khác” -> chọn “tiện ích mở rộng”.

Bạn nhìn bên góc trái có dấu 3 gạch và chữ “tiện ích” bạn bấm vào đó.

Bạn nhìn xuống phía dưới cùng bên trái rồi bấm chọn vào dòng chữ “mở cửa…trực tuyến”.

Bạn nhập vào ô tìm kiếm cụm từ “Seoquake” rồi bấm nút enter để tìm kiếm. Bạn nhớ kiểm tra dòng chữ “do…cung cấp” để chắc chắn là bạn đang cài ứng dụng đúng từ trang chủ seoquake, tránh cài ứng dụng giả từ những trang khác.

SEOquake là gì? - tìm kiếm add-ons

Bạn bấm vào nút “thêm vào chrome” bên góc phải ngoài cùng.

SEOquake là gì? - tiến hành cài đặt

Một pop-up hiện lên bạn bấm vào nút “thêm tiện ích” để bắt đầu cài đặt.

Sau khi bạn đã cài đặt xong thì ứng dụng này bị ẩn, bạn cần phải hiển thị nó lên thanh tab bar của trình duyệt bằng cách bấm vào icon hình mảnh ghép và nhấn ghim để nó hiển thị ra ngoài như hình bên dưới.

SEOquake là gì? - ghim add-ons ra tab trình duyệt

3.2.Bước 2: Sử dụng Seoquake phân tích thông tin trên trang web đối thủ

Ok, sau khi bạn đã cài đặt xong phần mềm này rồi thì bây giờ Ân sẽ hướng dẫn bạn đến bước sử dụng để phân tích trang web của đối thủ nhé!.

Trước tiên bạn cần truy cập vào 1 trang web bất kỳ nào đó sau đó bấm vào icon seoquake. Ví dụ: Ân sẽ truy cập vào trang báo Zing.

SEOquake là gì? - tiến hành sử dụng phân tích

Bây giờ thì mời bạn xem tiếp các phần dưới nhé!

A.Page info

SEOquake là gì? - tab page info

Tại tab page info bạn sẽ xem được các chỉ số trong tab “parameters” như sau:

Chỉ số alexa rank thứ hạng trang web theo thang điểm từ 29.000.000 đến 1, nếu chỉ số này càng thấp thì có nghĩa là thứ hạng website càng cao.

Chỉ số Google index cho biết số lượng dữ liệu (page/post – trang/bài viết) mà bộ máy google search đã thu thập từ trang web.

Chỉ số Bing index cho biết số lượng dữ liệu (page/post – trang/bài viết) mà bộ máy tìm kiếm Bing đã thu thập từ trang web.

Chỉ số SEMrush Rank thứ hạng trang web được tính bởi SEMrush.

Chỉ số SEMrush subdomain backlink thống kê số lượng backlink từ domain trỏ về.

B.Diagnosis

với tính năng phân tích tại tab diagnosis này sẽ phân tích rất nhiều thông số tiêu chuẩn của Seo onpage như sau:

#Page analysis

URL: thông số cho biết độ dài đường link đã chuẩn hay chưa.

Canonical: thông số cho biết đường link chuẩn của website. Tất cả những biến thể khác như có https hoặc không có https, có www hoặc không có www thì đều điều hướng về 1 link chuẩn này.

Title: thông số cho biết độ dài tiêu đề chuẩn hay chưa.

Meta description: thông số cho biết tiêu chuẩn của phần mô tả trong bài viết, đây chính là phần mô tả nằm ngay phía dưới tiêu đề khi xuất hiện trên trang kết quả tìm kiếm.

Meta keywords: thông số cho biết những từ khóa phụ đồng nghĩa đã chuẩn hay chưa. Tuy nhiên hiện tại chỉ số meta keywords này không còn quan trọng với google nữa.

Headings: thông số này cho biết các thẻ heading từ h1-h6 đã được sử dụng chuẩn hay chưa.

Images: thông số cho biết những hình ảnh trong page/post đã được tối ưu phần thẻ ALT hay chưa.

Text/HTML ratio: tỷ lệ văn bản text và tỷ lệ code HTML.

Frames: đây là định dạng bố cục layout trong code HTML.

Flash: đây là một công cụ hỗ trợ hiển thị trên nền web đã lỗi thời. Nếu web của bạn có chèn những định dạng flash lỗi thời này thì ở thời điểm hiện tại những nội dung định dạng flash sẽ gặp lỗi.

Microformats: chỉ số cho biết chuẩn định dạng cấu trúc code HTML của web đã tối ưu chuẩn hay chưa.

Schema.org: thông số cho biết đã được khai báo schema hay chưa.

The open graph: đây là thẻ cung cấp thông tin chính về trang website thuộc chủ đề nội dung gì, nó thường được đặt ngay tại phần <head> của website.

Twiter card: đây là thẻ giúp cho mạng xã hội twiter hiểu và tóm tắt nội dung trang web thông qua link chia sẻ.

#Mobile compliance

AMP: đây là chỉ số nói về tốc độ load trang trên thiết bị di động. AMP là viết tắt từ cụm từ tiếng anh Accelerated Mobile Page.

Meta viewport: là một dạng thẻ được gắn trên phần <head> của website, dựa vào thẻ này sẽ giúp cho những trình duyệt nhận biết được trang web cần phải hiển thị nội dung trong khung Desktop hay mobile cho phù hợp với thiết bị.

#Site compliance

Robots.txt: đây là tệp chứa các lệnh quy định cho phép hoặc không cho phép bot của công cụ tìm kiếm thu thập dữ liệu trên website.

XML sitemaps: Đây là sơ đồ của trang web giúp cho các công cụ tìm kiếm có thể nhận biết và dễ dàng thu thập thông tin trên trang.

Language: Đây là ngôn ngữ của trang web. Nếu trang web có nội dung tiếng việt thì phần cài đặt ngôn ngữ mặc định của site phải là vi.

Doctype: đây là chỉ số giúp cho trình duyệt nhận biết được phiên bản HTML của trang website đó đang là phiên bản nào trong các phiên bản HTML3,4,5,…

Encoding: tiêu chuẩn mã hóa ký tự của website đang là tiêu chuẩn nào trong các tiêu chuẩn utf8,16,32.

Google Analytics: chỉ số cho biết trang web của bạn có được tích hợp với công cụ phân tích google analytics của google hay chưa.

Favicon: là biểu tượng icon website mà bạn có thể nhìn thấy ngay trên tab của trình duyệt.

C.internal

tính năng này sẽ phân tích liệt kê các link nội bộ được gắn với các anchor text nào trên website cho bạn biết.

D.External

tính năng này phân tích liệt kê những mà website trỏ ra ngoài.

E.Density

tính năng này sẽ cho bạn biết mật độ từ khóa phân bổ trên toàn bộ website bao gồm các từ khóa xuất hiện trong title của site, trong thẻ meta keywords, trong meta description, keywords cloud.

F.Compare URLs/domains

Tính năng này sẽ cho phép bạn so sánh các chỉ số giữa các link với nhau hoặc giữa các website với nhau.

Ví dụ ở đây Ân sẽ so sánh trang web của zing và trang web báo thanh niên. Ân sẽ nhập 2 link của 2 trang báo này vào ô rồi bấm nút “Process urls”.

Bây giờ bạn sẽ nhìn thấy bảng kết quả các chỉ số như google index, bing index, alexa rank,…của 2 trang web mà Ân vừa nhập.

4.Kết

Ok, đọc đến đây thì Ân nghĩ rằng chắc hẳn bạn cũng đã hiểu được khái niệm SEOquake là gì và cách sử dụng cũng như ý nghĩa các thông số trong ứng dụng này rồi đúng không.

Tuy nhiên Ân chỉ muốn nói với bạn là cho dù bạn có sử dụng công cụ nào để phân tích đối thủ đi chăng nữa thì nên nhớ là hãy cạnh tranh một cách lành mạnh, đàng hoàng bạn nhé!.

Cảm ơn bạn đọc hết bài viết của Ân. Chúc bạn thành công!

5.Bài học tiếp theo

Bài 12: Hướng dẫn cách Offpage-SEO

0 0 votes
Xếp hạng bài viết
Theo dõi
Thông báo về
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Nếu có thắc mắc hãy để lại bình luận bên dưới nhé!x