Kỹ thuật Seo Onpage là tập hợp rất nhiều công việc nhằm tối ưu trên trang web của bạn thân thiện với người dùng và cải thiện được thứ hạng trong kết quả tìm kiếm của google. Mục đích cuối cùng của việc tối ưu này đó là làm sao để tiếp cận được càng nhiều người dùng thì càng tốt.
1.Kỹ thuật Seo Onpage là gì?
Như Ân đã giải thích ở phía trên, Seo Onpage là tập hợp những công việc tối ưu hóa website bao gồm:
- Tối ưu giao diện có thể co giãn trên tất cả màn hình thiết bị lớn nhỏ.
- Tối ưu URL site.
- Tối ưu nội dung cho các chuyên mục.
- Tối ưu tốc độ truy cập trang.
- Và còn nhiều những công việc khác nữa…Mục đích của việc tối ưu này nhằm đảm bảo trang web đang phù hợp với thuật toán của google và được hiển thị ở thứ hạng cao hơn những trang chưa tối ưu onpage trong kết quả tìm kiếm.
Tuy nhiên, Seo onpage là chưa đủ, bạn cần phải kết hợp với cả Seo Offpage nữa để gia tăng sức mạnh Seo cho Site của mình.
Trong bài viết này thì Ân sẽ chỉ nói về onpage mà thôi, còn offpage thì Ân sẽ nói trong 1 bài viết khác.
2.Nên tối ưu sử dụng kỹ thuật Seo onpage ở thời điểm nào?
Vậy thì chúng ta nên tối ưu Seo Onpage khi nào nhỉ? Chắc đây là câu hỏi của rất nhiều bạn mới tìm hiểu về SEO trang web.
Câu trả lời đó chính là bạn phải làm Seo onpage ngay sau khi xây dựng 1 trang website hoàn chỉnh, và xuyên suốt trong quá trình viết bài + post bài SEO.
3.Quy trình kỹ thuật Seo Onpage
Để bạn dễ dàng hình dung hơn thì Ân sẽ liệt kê quy trình tối ưu onpage cho website được xây dựng trên nền tảng wordpress phía bên dưới.
3.1.Tối ưu cài đặt Website WordPress chuẩn Seo
Làm Seo onpage cho trang web thì trước tiên bạn cần phải có 1 website chứ đúng không?. Nếu bạn chưa biết cách xây dựng 1 website như thế nào thì mời bạn xem qua chuyên mục tự học làm website wordpress của Ân.
A.Cài đặt các plugin cần thiết
Một số plugin cần thiết để giúp bạn tối ưu trang web tốt hơn bao gồm như sau:
Akismet Anti-Spam: bảo vệ trang web của bạn tránh bị spam.
Classic Editor: kích hoạt trình soạn thảo văn bản về cổ điển. Bởi vì nếu bạn không quen với giao diện soạn thảo mới của wordpress rất khó sử dụng.
Advanced Editor Tools (previously TinyMCE Advanced): thêm các tính năng cho trình soạn thảo văn bản như chọn font chữ, size chữ, căn lề, đổi màu chữ,…
Easy Table of Contents: Plugin giúp bạn tạo các mục lục tự động cho các bài viết (post). Thuật toán Rankbrain và Hummingbird của google sẽ ưu tiên những bài viết nào có phần mục lục này.
wpDiscuz: giúp bạn tối ưu khung bình luận trên các post (bài viết).
Yoast SEO: đây là plugin không thể thiếu trong công việc tối ưu SEO On page website. Trong công cụ này sẽ tập hợp rất nhiều tính năng như sơ đồ site, phân tích nội dung post,…
B.Cài đặt múi giờ và ngôn ngữ
Bạn cần phải cài đặt đúng múi giờ và ngôn ngữ cho trang web của bạn. Trang bạn phục vụ cho người dùng tại Việt Nam thì bạn cần cài đặt ngôn ngữ Tiếng Việt và múi giờ là +7.
C.Kiểm tra bỏ chặn google đánh chỉ mục
Thông thường trong quá trình mới xây dựng website thì người thiết kế web sẽ tạm thời chặn google đánh chỉ mục trang web để sau khi hoàn thành hoàn chỉnh rồi thì mới public lên google.
Nếu như bạn quên “bỏ chặn” tính năng này thì trang web của bạn sẽ không thể nào tìm thấy được trên google.
Nên nhớ hãy để trống ô này giống như hình bên dưới nhé!.
D.Chia bình luận hiển thị thành nhiều trang
Phần bình luận trên các post (bài viết) nếu bạn không phân chia chúng ra thành từng trang thì chúng sẽ hiển thị bất tận, nếu có 100 bình luận thì sẽ hiển thị 100, nếu có 200 thì sẽ hiển thị 200.
Chính vì vậy sẽ làm người đọc cảm thấy khó chịu. Bạn nên cài đặt hiển thị tối đa 10 bình luận sẽ tự động chia các bình luận sau hiển thị ở các trang sau.
E.Tắt tính năng tự động cắt ảnh thành nhiều size khác nhau
Nếu hosting của bạn có cấu hình cao, dung lượng lưu trữ lớn thì ok. Ngược lại, nếu hosting cấu hình thấp thì bạn nên tắt tính năng tự động cắt ảnh thành nhiều size của wordpress.
Tính năng này hoạt động khi bạn upload hình ảnh lên trang web thì wordpress sẽ tự động cắt ảnh đó thành nhiều size khác nhau. Để tắt tính năng này thì bạn nhập các thông số về 0 và bỏ tích ô “thu nhỏ ảnh…”
F.Tối ưu URL
Theo mặc định của wordpress thì các đường link (URL) khi mà bạn đăng 1 bài viết mới lên thì sẽ có cấu trúc là “https://webcuaban.com/năm/ tháng/ngày/tiêu đề bài viết/”.
Theo cấu trúc này thì đường link sẽ rất dài và không tốt cho SEO, cho nên bạn cần tối ưu lại ngắn gọn theo tiêu đều của bài viết mà thôi.
Trong phần cài đặt đường dẫn tĩnh thì bạn chọn vào “tùy biến” -> chọn cấu trúc là “%postname%”.
G.Kiểm tra SSL đã hoạt động hay chưa
SSL là chứng chỉ bảo mật cho website, hiện nay hầu hết các trang web đều có chứng chỉ này, google cũng đánh giá cao và xếp hạng cao những trang có SSL so với những trang không có SSL.
Chuẩn của những trang có SSL sẽ là Https://
Còn những trang web không có SSL sẽ là Http://, khi bạn truy cập vào sẽ có dòng chữ “không bảo mật” như hình bên dưới.
bạn cần kiểm tra lại bạn đã có mua hay được tặng kèm chứng chỉ SSL cho trang web hay chưa. Nếu đã có chứng chỉ mà SSL, đã kích hoạt trên hosting nhưng chưa hoạt động trên site thì bạn cần cài đặt plugin Really Simple SSL để kích hoạt nó lên nhé!.
H.Tối ưu cài đặt Website chuẩn Seo theo plugin Yoast SEO
Sau khi bạn cài đặt và kích hoạt plugin Yoast Seo cho trang web của bạn thì plugin này sẽ gợi ý bạn cài đặt theo trình hướng dẫn.
Các bước cài đặt tối ưu bạn cứ trả lời theo câu hỏi để hoàn thành.
3.2.Cài đặt kết nối các công cụ của google theo dõi phân tích website
Google đã phát triển 2 công cụ miễn phí là Google Analytics và Google Search Console để giúp bạn có thể quản lý thu thập thông tin trên trang web, thống kê hiệu suất thứ hạng, theo dõi tình trạng lập chỉ mục, tình trạng spam, thống kê lưu lượng người dùng truy cập vào trang web,…
Giao diện Google Analytics như hình bên dưới.
Giao diện Google Search Console như hình bên dưới.
Về cách cài đặt kết nối 2 công cụ này với trang web như thế nào thì Ân sẽ hướng dẫn ở các bài viết phía sau trong chuyên mục Seo trang web nhé.
3.3.Tối ưu nội dung bài viết đăng trên trang website
- Sau khi bạn đã tối ưu tốt các bước phía trên rồi thì đến đây là bước mà bạn viết những bài viết SEO. Tuy nhiên, việc viết không thôi là chưa đủ mà bạn cần phải tối ưu nội dung bài viết theo những tiêu chí chuẩn SEO như sau:
- Link bài viết tối ưu ngắn gọn theo từ khóa, xóa bỏ bớt các tiền tố và hậu tố tự động tạo theo tiêu đề.Ví dụ: từ khóa chính là “laptop hp giá rẻ” thì link bài viết cũng sẽ tối ưu là “laptop-hp-gia-re”.
- Tiêu đề bài viết có chứa từ khóa chính và ưu tiên nằm đầu tiên bên trái của tiêu đề. Ví dụ: Laptop HP giá rẻ cấu hình cao dành cho sinh viên.
- Nội dung trong bài viết cần được phân chia theo các thẻ từ H2-H6. Các thẻ H này tượng trưng cho các tiêu đề cha và tiêu đề con nằm ở phía trong. Đây cũng chính là phần mục lục được tự động tạo trong bài viết của bạn nếu bạn đã cài plugin Easy Table of Contents mà Ân đã nói ở phía trên.
- Bạn không được sử dụng thẻ H1, theo quy chuẩn SEO Onpage thì thẻ H1 chỉ được tồn tại duy nhất 1 lần/post mà thôi. Mặc định thẻ H1 đã được nhận ở tiêu đề rồi.
Ví dụ:
Thẻ H2: 1.Danh sách laptop hp giá rẻ
Thẻ H3: 1.1.Cấu hình core i3
Thẻ H4: 1.1.1.Dòng ram 4gb
Thẻ H4: 1.1.2.Dòng ram 8gb
Thẻ H3: 1.2.Cấu hình core i5
Thẻ H4: 1.2.1.Dòng ram 4gb
Thẻ H4: 1.2.2.Dòng ram 8gb
Thẻ H2: 2.Sinh viên nên sử dụng cấu hình core i3 hay core i5?
Thẻ H2: 3.Kết
- Nội dung trong bài viết của bạn phải là tự viết, không được đi copy nguyên xi từ trang web khác về để post lên.
- Trong bài viết có gắn tối thiểu 1 link nội bộ từ bài viết khác hoặc chuyên mục có liên quan đến nội dung trong bài viết.
- Các link bạn trỏ liên kết ra ngoài thì phải là những trang web lớn và uy tín. Tránh trỏ link đến những trang không có SSL, lừa đảo, thiếu uy tín.
- Các từ khóa bạn rải trong bài viết chiếm tỷ lệ 1-3%, đừng cố gắng rải quá nhiều sẽ bị đánh giá là spam. Bạn nên phân bổ từ khóa cho đều ra làm 3 phần mở bài, thân bài, kết bài.
- Độ dài của bài viết thì bạn nên viết tối thiểu từ 500 từ trở lên nhé, nội dung đầy đủ và đúng theo sát với từ khóa. Đừng viết lạc đề tài quá. Ví dụ: từ khóa là Laptop Hp mà nội dung bài viết thì bạn toàn đi nói về Laptop Dell.
- Về hình ảnh thì bạn cần tối thiểu 1 tấm ảnh đại diện với kích thước là 600x900px, tên của hình ảnh bạn đặt theo từ khóa chính với cấu trúc là “tu-khoa-chinh”.
- Cuối cùng là phần thẻ mô tả meta description tối đa 156 ký tự, phần này chính là đoạn mô tả ngắn sẽ hiển thị dưới tiêu đề trong kết quả tìm kiếm của google. Bạn có thể ưu tiên phần này chứa 1 lần từ khóa chính.
3.4.Theo dõi, phân tích và tối ưu lại
Khi trang web của bạn đã hoạt động tối thiểu 3 tháng và có tối thiểu 60 bài viết SEO thì bạn truy cập vào 2 công cụ google Analytics và google Search console để theo dõi các chỉ số, từ đó bạn sẽ lập kế hoạch tối ưu lại nội dung sao cho tốt hơn.
Dựa vào 2 công cụ này bạn sẽ biết được hành vi người dùng tìm kiếm những từ khóa nào thì trang web của bạn hiển thị trong kết quả tìm kiếm. Và hành vi người dùng tương tác vào những bài viết nào là nhiều nhất.
4.Tóm tắt các tiêu chuẩn tối ưu SEO On Page
Sau đây Ân sẽ tóm tắt tổng hợp các tiêu chuẩn kỹ thuật tối ưu SEO OnPage ngắn gọn để cho bạn dễ hình dung hơn nhé!.
- Trang website của bạn phải có tốc độ khi người dùng truy cập load nhanh.
- Giao diện trang web phải co giãn tùy biến trên các màn hình máy tính bàn, laptop, smartphone, tablet.
- Trang website của bạn phải đảm bảo là có chứng chỉ bảo mật SSL.
- Website đã được khai báo với google và đã tối ưu theo plugin Yoast SEO.
- Tối ưu URL (link bài viết) có chứa từ khóa chính.
- Tối ưu thẻ Title (tiêu đề) bài viết có chứa từ khóa chính.
- Sử dụng các thẻ H2-H6 trong bài viết.
- Tạo mục lục tự động cho bài viết với plugin Easy Table of Contents.
- Mật độ từ khóa rải trong bài viết từ 1-3%.
- Độ dài bài viết tối thiểu 500.
- Hình ảnh dại diện trong bài viết tối ưu theo từ khóa chính, đặt theo nguyên tắc “tu-khoa-chinh”.
- Tối ưu thẻ mô tả meta description có chứa 1 lần từ khóa chính.
- Nội dung bài viết không được copy nguyên xi từ trang web khác mà phải tự viết.
- Gắn tối thiểu 1 link nội đến bài viết khác hoặc chuyên mục có liên quan đến nội dung trong bài viết.
- Gắn linkout trỏ ra trang web bên ngoài những phải là những trang web uy tín, trang web lớn.
- Các anchor text gắn link phải là những cụm từ có nghĩa liên quan đến link mà bạn muốn gắn.
5.Các công cụ phần mềm hỗ trợ tối ưu Seo Onpage
A.Công cụ phân tích từ khóa
Google keyword planner, google trends, keywordtool.io, google search, ahrefs, kwfinder.
B.Công cụ theo dõi phân tích website
Google analytics, google search console, add-on trình duyệt Seoquake.
C.Plugin hỗ trợ kỹ thuật tối ưu SEO onpage website WordPress
Yoast Seo, Rank Math
6.Kết
Trong bài viết này Ân đã nói tổng quan về quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật seo onpage cho trang web rồi.
Tuy nhiên Ân không thể nào hướng dẫn chi tiết cụ thể từng tiêu chuẩn SEO được vì nó sẽ rất rất dài và liên quan đến nhiều kỹ thuật khác nữa, cho nên Ân chỉ nói những thông tin tổng quan mà thôi.
Điển hình như kỹ năng xây dựng và quản trị trang web wordpress thì nó đã là cả 1 kho kiến thức rồi, cho nên không thể nào mà Ân hướng dẫn hết cho bạn trong 1 bài viết này được.
Hy vọng những kiến thức trong bài viết này sẽ giúp bạn hình dung được quy trình cần tối ưu những gì, rồi dựa vào đó thì bạn có thể tự tìm hiểu thao tác kỹ thuật để tối ưu cho tốt hơn.
Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết của Ân và nhớ đọc các bài viết tiếp theo ở phía dưới nhé!
7.Bài học tiếp theo
Bài 9: Google Analytics là gì? Hướng dẫn cách sử dụng cơ bản
Bài viết cụ thể, dễ hiểu, e đã ap dụng và seo thành công web https://top5hot.vn/, cảm ơn ad đã chia sẻ
cảm ơn bạn. chúc bạn thành công nhé!