Kỹ thuật quay video bằng điện thoại – Bài 3: Mẹo quay & App quay

Trong bài viết hôm nay Ân sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật quay video bằng điện thoại để cho ra lò những chiếc video xịn xò, để phục vụ cho công việc hoặc phục vụ cho mục đích lưu giữ kỷ niệm gì đều được. Ok giờ thì bắt đầu thôi!.

Kỹ thuật quay video bằng điện thoại – Bài 3: Mẹo quay & App quay

1.Thông số tối thiểu của điện thoại để quay video đẹp

Khi bạn mua điện thoại bạn cần để ý 2 thông số tối thiểu của điện thoại đó có đạt hay không. Đây chính là điều kiện đầu tiên để bạn quay được những video có chất lượng tốt.

2 thông số bao gồm:

Resolution FHD (độ phân giải Full HD): 1920×1080. Thông số này giúp chất lượng video nét hơn.

Frame rate (tốc độ khung hình): 30-60fps. Thông số này giúp khi làm chậm video (slow motion) sẽ mượt mà hơn.

2.Những mẹo cần lưu ý khi quay video trên smartphone

Chỉ nên đặt ngang điện thoại để quay video. Đặt dọc chỉ phù hợp những những video dành cho tiktok. Khi bạn đặt dọc thì khung hình góc quay sẽ bị tù và hẹp. Bạn cứ quay ngang rồi về chỉnh sửa cắt dọc lại đều được.

Kỹ thuật quay video bằng điện thoại nên quay ngang không nên quay dọc

Sử dụng tripod (chân giữ điện thoại), gimbal (thiết bị chống rung), hoặc tìm 1 điểm tựa để đặt tay khi quay video giúp cho video của bạn không bị rung lắc.

Lựa chọn góc quay thoáng và ít tạp cảnh. Đôi khi trong khung cảnh quay sẽ có những tạp cảnh như cây cột, dây điện, rác dưới chân, người cản phía trước…nằm trong khung hình, thì lúc này bạn cần phải di chuyển và chọn góc quay để làm sao tránh được những tạp cảnh đó trong khung hình.

Kỹ thuật quay video bằng điện thoại tránh những rác thừa tạp cảnh trong video

Nhớ lau ống kính trước khi quay, vì đôi khi ống kính bị dính bẩn.

Hạn chế sử dụng tính năng digital zoom trên điện thoại.

Nên sử dụng app hỗ trợ quay video trên điện thoại. Vì App sẽ cho phép bạn chỉnh các thông số như ISO, tốc độ, frame rate, khẩu độ,…

Kiểm tra bộ nhớ điện thoại trước khi quay.

Luôn thủ theo pin dự phòng để hỗ trợ khi hết pin.

Tắt chế độ auto tự điều chỉnh độ sáng màn hình trước khi quay.

Bật guideline (các đường sọc chia 9 ô trên màn hình) khi quay video.

Kỹ thuật quay video bằng điện thoại bật guide line để dễ định hình bố cục hơn

Nếu bạn quay video thể loại có lời thoại thì nên sử dụng thêm mic hỗ trợ để thu được âm thanh một cách tốt nhất.

Đối với những video không lời thoại về chủ đề travel chi nên quay mỗi cảnh trong phạm vi 10s mà thôi. Nếu quay thời gian 1 cảnh quá lâu sẽ gây nhàm chán.

3.Các App hỗ trợ quay phim trên điện thoại smartphone

Có 2 App hỗ trợ quay video trên điện thoại đó là Filmic proProMovie (hiện tại chỉ có trên ios chưa có trên android).

Kỹ thuật quay video bằng điện thoại cài 2 app hỗ trợ

Để sử dụng đầy đủ tính năng và xóa logo của App thì bạn cần phải bỏ tiền ra mua. App ProMovie thì chỉ vài chục nghìn thôi.

Nếu bạn muốn đầu tư nghiêm túc thì có thể bỏ tiền để mua 1 trong 2 app này.

Còn nếu kinh tế eo hẹp thì thôi bạn khỏi cần dùng app, cứ quay bằng trình mặc định của điện thoại cũng được. Chỉ có điều là không thể chỉnh được nhiều thông số như trên app mà thôi.

4.Kỹ thuật quay video bằng điện thoại theo quy trình từng bước

Phía trên Ân đã nêu ra các mẹo và các app dùng để quay phim trên điện thoại rồi. Bây giờ Ân sẽ nêu ra quy trình từng bước quy như thế nào cho bạn dễ hình dung.

4.1.Bước 1: Đọc kịch bản đã soạn trước đó

Trước tiên bạn cần phải đọc lại 1 lượt qua kịch bản quay phim mà bạn đã soạn trước đó để định hình trong đầu những thứ mình chuẩn bị quay.

Xem thêm: Hướng dẫn cách làm kịch bản quay video

4.2.Bước 2: Chuẩn bị thiết bị và kiểm tra dung lượng điện thoại

Trước mỗi chuyến đi quay video bạn cần phải chuẩn bị thiết bị hỗ trợ và kiểm lại dung lượng trong điện thoại xem còn nhiều hay không.

Nếu dung lượng còn ít quá thì bạn nên dọn dẹp bớt để trống dung lượng càng nhiều càng tốt. Cá nhân Ân thì luôn để dung lượng trống 10gb cho những chuyến quay video du lịch.

Những thiết bị hỗ trợ quay video cho điện thoại thì thường là gimbal, mic thu âm, pin sạc dự phòng. Đây là 3 phụ kiện cần thiết nhất khi quay video trên smartphone mà Ân luôn mang theo.

4.3.Bước 3: Thiết lập các thông số

Nếu như bạn quay chế độ auto tự động mặc định của máy ảnh thì khỏi cần phải chỉnh thông số gì hết.

Còn nếu như bạn muốn chuyên nghiệp hơn, muốn tự tay mình làm chủ các thông số khi quay phim thì bạn cần lưu ý những thông số sau:

Frame rate: chỉ số này càng cao thì khả năng làm slow motion càng tốt. Quay thông thường thì bạn đặt 30 FPS, quay cảnh có chuyển động nhiều như thể thao thì đặt 60 FPS.

Tốc độ: tốc càng nhanh thì video càng tối, tốc càng chậm thì video càng sáng. Tốc nhanh thì sẽ bắt được chuyển động mượt mà hơn và ngược lại. Thông số cài đặt tốc độ sẽ x2 vào frame mà bạn đã cài đặt. Ví dụ frame rate bạn đặt là 30FPS thì tốc độ là 1/60 (30×2).

Khẩu độ: khẩu càng to video càng sáng, xóa phông càng mờ. Khẩu hợp lý khi quay trong nhà là 4-6 khi quay ngoài trời là 8-10.

Iso: chỉ số này càng cao thì video càng sáng và nhiễu, iso càng thấp thì iso càng tối. Dải iso Ân thường sử dụng trong phạm vi 200-800

Audio rec level: chỉ số độ nhạy của thu âm thanh. Bạn đặt ở mức medium là ok rồi, vì thấp quá thì thu không tốt mà cao quá thì sẽ thu nhiều tạp âm. Còn nếu như video bạn quay thể loại không lời thoại thì không cần quan tâm chỉ số này.

4.4.Bước 4: Kỹ thuật quay video bằng điện thoại với 3 cú máy: tĩnh, lia ngang, di chuyển

A.Tĩnh

Cảnh tĩnh là bạn chỉ việc đặt điện thoại cố định ở 1 chỗ cố định rồi quay video là được. Đối với cảnh này bạn có thể sử dụng tripod để gắn điện thoại lên.

B.Lia ngang

Cú máy lia ngang có nghĩa là bạn sẽ lia từ trái sang phải hoặc từ phải sang trái. Với cú máy này bạn nên sử dụng gimbal để chống rung.

C.Di chuyển

Cú máy di chuyển thì bạn có thể di chuyển theo chiều đi tiến lên hoặc theo chiều lùi lại. Với cú máy này bạn cũng nên sử dụng gimbal hỗ trợ để chống rung.

4.5.Bước 5: Kỹ thuật quay phim trên smartphone với thần chú “toàn, trung, cận”

Thần chú toàn, trung, cận được sử dụng trong trường hợp bạn muốn đặc tả một câu chuyện nào đó hoặc một sự việc nào đó.

Trong trường hợp này Ân sẽ lấy ví dụ về bối cảnh sự kiện triển lãm như sau:

Toàn cảnh: quay toàn cảnh tòa nhà tổ chức sự kiện triển lãm, cảnh dòng xe đang tấp nập đi lại trước tòa nhà.

Trung cảnh: cảnh đoàn người đang tham dự buổi lễ sự kiện trong toàn nhà triển lãm.

Cận cảnh: cận cảnh người phát biểu trong buổi lễ.

Áp dụng thần chú này bạn sẽ quay được nhiều video có góc quay đẹp và bạn có thể tự biến tấu thần chú lược bỏ bớt theo ý tưởng của bạn sao cho hay hơn.

Ví dụ như Ân muốn quay cảnh mọi người đang uống cafe cùng nhau thì Ân lược bỏ bớt toàn cảnh mà chỉ quay cận cảnh và trung cảnh như sau:

Cận cảnh: Ân sẽ quay cảnh đang rắc đường vào café.

Trung cảnh: Ân sẽ quay cảnh đã rắc đường xong và chuẩn bị cầm ly café lên uống.

4.6.Bước 6: Kiểm tra lại kịch bản và hoàn tất

Sau khi quay xong thì bạn cần phải kiểm tra đối chiếu lại những video đã quay với kịch bản xem đã đủ hay chưa.

Kinh nghiệm của Ân là thà thừa hơn thiếu, bạn có thể quay thêm 1 số cảnh mà không có trong kịch bản để phòng hờ trong trường hợp edit nhưng bị thiếu cảnh thì còn có cái để mà thế vào.

5.Kết

Ân đã hướng dẫn xong cho bạn kỹ thuật quay video bằng điện thoại smartphone rồi nhé!.

Nếu bạn áp dụng những kỹ thuật mà Ân đã nói trong video này thì Ân tin là level quay phim bằng điện thoại của bạn sẽ được cải thiện tốt hơn nhiều đấy.

Chúc bạn thành công!

6.Bài học tiếp theo

Bài 4: Top những App edit video trên điện thoại smartphone

4.2 6 votes
Xếp hạng bài viết
Theo dõi
Thông báo về
guest

4 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
HOÀNG DŨNG
HOÀNG DŨNG
2 năm trước đây

Đa phần các điện thoại thông hiện nay có khẩu độ của ống kính không thay đổi được. Vậy làm thế nào bạn?

Dương
Dương
2 năm trước đây

Mình muốn học quay video chuyên nghiệp để làm youtube. Bạn có dạy hay biết chỗ nào giới thiệu cho mình đc ko. Mình ở Hà Nội. Cám ơn bạn!

4
0
Nếu có thắc mắc hãy để lại bình luận bên dưới nhé!x