Google adwords là gì? Tại sao lại được nhiều maketer nhắc đến. Trong kinh doanh online nếu bạn không biết đến google ads là gì thì xem như bạn đang bỏ lỡ một cơ hội tiếp cận khách hàng đầy tiềm năng đấy. Bài học này Ân và bạn sẽ cùng đi qua những thông tin tổng quan về google adwords nhé!
Google adwords là gì?
Google adwords còn có tên gọi khác là google ads nó là một nền tảng quảng cáo do google cung cấp.
Google adwords là tên gọi cũ thôi và hiện nay đã được đổi tên thành google ads rồi nhé.
Trong google ads có rất nhiều hình thức quảng cáo khác nhau. Tuy nhiên, trong chuỗi bài học này Ân chỉ hướng dẫn về hình thức quảng cáo google search thôi nhé.
Để tìm hiểu sâu hơn về các hình thức quảng cáo của google thì Ân mời bạn đọc tiếp phần dưới đây.
Tổng quan về google adwords
Các hình thức quảng cáo google
Google search
Đây là dạng quảng cáo tìm kiếm theo từ khóa của người dùng.
Để Ân ví dụ cho bạn dễ hiểu như sau.
Ví dụ: bạn mới mua một căn hộ mới và đồ đạc trong nhà quá nhiều lúc này bạn muốn tìm dịch vụ để xử lý cho nhanh.
Bạn lên google tìm kiếm với từ khóa “dịch vụ chuyển nhà”. Lúc này google sẽ hiển thị ra kết quả quảng cáo như hình bên dưới.
Google display network
Được viết tắt là GDN. Đây là hình thức quảng cáo dạng hiển thị, bạn có thể thường nhìn thấy trên các trang website đã đăng ký đặt banner của quảng cáo của google.
Dạng quảng cáo GDN này thường hiển thị theo những điều kiện sau:
- Trước đó bạn đã tìm kiếm sản phẩm nhưng chưa mua sản phẩm đó. Khi sang website khác bạn thấy hiển thị banner quảng cáo về sản phẩm bạn đã tìm.
- Quảng cáo được hiển thị liên quan đến nội dung trên trang web đó. Ví dụ bạn vào những trang có nội dung smartphone thì sẽ nhìn thấy banner quảng cáo điện thoại.
Nói chung đây là hình thức tiếp thị lại để bám đuổi khách hàng.
Quảng cáo trên youtube
Nền tảng youtube là sản phẩm của google tạo ra và thu hút rất đông đảo các youtuber (người sáng tạo nội dung), và những người xem (user).
Trên nền tảng youtube này google ads sẽ cho phép bạn quảng cáo dạng video, dạng banner, dạng chèn trang đích khi tìm kiếm.
#dạng video
Dạng này thường xuất hiện khi bạn xem video của các kênh lớn đã bật quảng cáo. Những kênh nhỏ vài trăm subscribe thì bạn sẽ không thấy quảng cáo đâu.
Video quảng cáo có thể xuất hiện trước hoặc giữa lúc mà bạn đang xem. Và sau vài giây thì cho phép bạn bỏ qua quảng cáo.
#dạng banner
Dạng quảng cáo banner này cũng xuất hiện trong lúc bạn xem video nhưng nó có vẻ dễ chịu hơn, vì chỉ xuất hiện ở 1 góc nhỏ phía dưới video mà thôi.
#Dạng chèn trang đích khi tìm kiếm
Khi Ân tìm kiếm trên youtube sẽ xuất hiện những mẫu quảng cáo trỏ về trang đích (website) như hình bên dưới
Quảng cáo trong Gmail
Nền tảng gmail cũng là sản phẩm của google cho phép bạn sử dụng hoàn toàn miễn phí. Hầu như lớp trẻ bây giờ ai cũng sử dụng gmail cả.
1 lượng người dùng đông đảo đúng không nào? Thế thì google tạo ra sân chơi này miễn phí nhưng tất nhiên google cũng tận dụng để hiển thị quảng cáo.
Mỗi khi bạn đăng nhập vào gmail thì bạn sẽ nhìn thấy 1 tab “quảng cáo” bên góc. Tại đây google sẽ cho hiển thị những nội dung quảng cáo.
Bạn mở quảng cáo ra nó sẽ có nội dung bên trong như thế này.
Quảng cáo google shopping
Khi bạn tìm kiếm 1 sản phẩm nào đó trên google thì nó sẽ xuất hiện ra danh sách các sản phẩm có chữ “được tài trợ”.
Đây chính là dạng quảng cáo google shopping.
Google tính tiền quảng cáo như thế nào?
Sẽ có 3 kiểu trả tiền cho quảng cáo google:
- CPC: trả tiền theo lượt click chuột.
- CPM: trả tiền theo lượt hiển thị.
- CR: trả tiền theo lượt chuyển đổi.
Có rất nhiều yếu tố khác nhau để google tính phí quảng cáo của bạn đắt hay rẻ như sau:
BID: đây là giá thầu, tức là số tiền bạn sẵn sàng chi trả cho google cho mỗi hành động. Nếu bid cao thì bạn sẽ được ưu tiên hơn những người bid thấp.
Chất lượng nội dung trang đích: trang đích tức là trang web mà bạn điều hướng khách hàng khi xem quảng cáo click vào.
Tốc độ tải trang nhanh hay chậm. Giao diện trang có được tối ưu trên các thiết bị di động, máy tính bảng hay không. Trang có làm khách hàng xem thoải mái không.
Sản phẩm/dịch vụ: nếu như sản phẩm/dịch vụ của bạn thuộc trong top cạnh tranh thì chắc chắn chi phí sẽ cao.
Mức độ tương tác: nếu như mẫu quảng cáo của bạn nhận được nhiều lượt click, thời gian người xem trên website hoặc video của bạn lâu. Tín hiệu càng tốt thì google sẽ tính toán chi phí càng rẻ cho bạn.
Kết
Ok, như vậy là bạn đã hiểu google adwords là gì rồi đúng không? Và tên gọi mới của nó là google ads nhé.
Nó có nhiều hình thức quảng cáo khác nhau nhưng trong phạm vi chuỗi bài học này Ân chỉ hướng dẫn về google search mà thôi.
Vì kiến thức google ads rất rộng, không thể nào nói hết trong 1 chuỗi được.
Cảm ơn bạn đã đọc đến đây. Chúc bạn học tốt và nhớ đọc các bài học tiếp theo nhé!
Bài trước đó
Bài 1: Giới thiệu khóa học quảng cáo google ads free
Bài tiếp theo
Bài 3: các thuật ngữ trong google ads