GG Analytics là gì? – Bài 9: Cách sử dụng Google Analytics

Gg analytics là gì?. Đây là một trong những công cụ được sử dụng trong marketing online. Nếu như bạn đang là người mới tìm hiểu đến digital marketing hoặc mới nghe nói đến công cụ này nhưng chưa biết nó là gì và sử dụng như thế nào thì đừng bỏ lỡ qua bài viết này của Ân.

GG Analytics là gì? – Bài 9: Cách sử dụng Google Analytics

1.GG Analytics là gì?

Gg Analytics là viết tắt của Google Analytics hay còn được gọi với cái tên là GA.

Tuy nhiên, khi gọi là GA thì sẽ rất dễ nhầm lẫn với công cụ Google Adsense, công cụ này thường được giới kiếm tiền youtuber kiếm tiền trên youtube hay nhắc đến.

Tóm lại Google Adsense thì là dịch vụ quảng cáo trực tuyến cho phép người làm youtube hoặc blog đăng ký phân phối quảng cáo để được nhận tiền.

Quay trở lại vấn đề chính của công cụ Google Analytics. Đây là 1 trong số những công cụ miễn phí của google dành cho các SEOer.

Công cụ này sẽ giúp bạn phân tích, thống kê, đo lường những thông tin hoạt động trên website của bạn như:

  • Lưu lượng người dùng truy cập vào trang website của bạn.
  • Tỷ lệ thoát trang của người dùng.
  • Hành vi của người dùng trên trang website của bạn.
  • Và một số tính năng khác…

2.Những chức năng nổi bật của Gg Analytics là gì?

Nếu bạn đang là người làm SEO trang web thì bạn không thể bỏ qua công cụ này. Ân phải nói rằng, đây là một công cụ tối thiểu cần phải có và cần phải biết cách sử dụng.

Để sử dụng hiệu quả thì trước tiên bạn cần phải hiểu về nó, về những chức năng nổi bật của nó có gì.

2.1.Thống kê người dùng theo thời gian thực (Thời gian thực)

GG Analytics là gì - thống kê thời gian thực

Tính năng đầu tiên không thể không nhắc đến đó chính là thống kê số lượng người dùng đang truy cập theo thời gian thực.

Bạn sẽ biết được:

  • Tại thời điểm kiểm tra đang có bao nhiêu người truy cập vào trang web của bạn.
  • Truy cập trên máy tính để bàn, điện thoại di động hay máy tính bảng.
  • Người dùng truy cập đến từ tỉnh thành nào.
  • Những trang mà người dùng đang truy cập.
  • Người dùng đang truy cập từ nguồn nào, google, bing, yahoo, hay coccoc,…

2.2.Thông kê phân tích tỷ lệ người dùng cũ quay lại (Đối tượng)

Với tính năng này google sẽ cho bạn biết được số lượng người dùng mới và người dùng cũ quay trở lại trang web của bạn, thời gian trung bình phiên và tỷ lệ thoát.

  • New Visitor: Người dùng mới.
  • Returning Visitor: người dùng cũ quay trở lại.

GG Analytics là gì - phân tích đối tượng

2.3.Thống kê thông tin người dùng đến từ đâu (Thu nạp)

Với tính năng này google sẽ cho bạn biết được nguồn truy cập trang web của người dùng đến từ đâu với những thông số như sau:

Organic search: người dùng đến từ tìm kiếm tự nhiên. Ví dụ: họ tìm kiếm từ khóa trên các công cụ tìm kiếm của google, bing, coccoc thì nhìn thấy trang web của bạn.

Referral: người dùng đến từ giới thiệu. Ví dụ: 1 trang web nào đó thấy bài viết của bạn hay họ gắn link trang web của bạn trên trang web của họ để người đọc trang web họ nhìn thấy.

Direct: người dùng đến từ việc trực tiếp truy cập vào trang web của bạn. Chỉ số này càng cao thì càng nói lên mức độ nhận diện trang web của bạn đối với người dùng. Đây là những người họ đã nhớ tên miền trang web của bạn và khi họ quay trở lại để xem thông tin thì họ sẽ gõ trực tiếp tên miền trên trình duyệt.

Social: người dùng đến từ mạng xã hội. Ví dụ: khi những người đọc bài viết của bạn thấy hay họ chia sẻ bài viết lên các trang mạng xã hội như facebook, zalo,…bạn bè của họ nhìn thấy và bấm vào xem.

Other: người dùng đến từ nguồn khác ngoài những nguồn trên.

GG Analytics là gì - nguồn truy cập

2.4.Thu thập thông tin theo dõi hành vi của người dùng trên trang web (Hành vi)

Tính năng này google sẽ cho bạn biết được hành vi tương tác của người dùng từ trang nào trang trang nào. Ví dụ: khách hàng vào xem trang “sản phẩm” sau đó họ vào trang “liên hệ”.

GG Analytics là gì - hành vi người dùng

3.Hướng dẫn cách sử dụng Google Analytics

Ok, sau khi bạn đã hiểu rõ được khái niệm gg analytics là gì rồi thì sau đây Ân sẽ hướng dẫn cho bạn từng bước cách sử dụng công cụ google analytics này nhé!.

3.1.Cách đăng ký tài khoản

Trước tiền thì bạn cần truy cập vào LINK NÀY của google.

Sau đó google sẽ yêu cầu bạn đăng nhập tài khoản gmail để sử dụng.

GG Analytics là gì - sử dụng gmail đăng nhập

bạn bấm vào nút “Bắt đầu đo lường”.

Bước này tại phần tên tài khoản thì bạn nhập tên của trang web mà bạn muốn theo dõi. Ví dụ: vuducan.com

Sau đó bạn bấm vào nút “tiếp theo” ở phía dưới cùng.

GG Analytics là gì - tạo tên tài khoản

Tiếp theo bạn nhập các thông tin:

Tên thuộc tính: bạn nhập lại tên trang web mà bạn muốn theo dõi.

Múi giờ báo cáo: bạn chọn đúng múi giờ quốc gia mà trang web của bạn hướng đến.

Đơn vị tiền tệ: chọn đúng đơn vị tiền tệ theo quốc gia.

Sau đó bạn bấm vào “tiếp theo” để tiếp tục.

Đến bước này bạn cần hoàn thành các mục:

Danh mục ngành: bạn tìm chọn đúng theo nội dung trang web của bạn.

Quy mô doanh nghiệp: bạn chọn đúng theo số lượng quy mô nhân viên của công ty bạn. Nếu bạn chỉ là cá nhân thì bạn chọn vào “nhỏ”.

Phần tích chọn mục đích sử dụng gg analytics thì bạn cứ tích chọn hết trừ “khác”. Sau đó bấm vào nút “tạo”.

Đến phần điều khoản thì bạn chọn quốc gia “Việt Nam” -> tích chọn ô “tôi chấp nhận…” -> bấm vào nút “tôi chấp nhận”.

Đến đây là phần google hỏi bạn có muốn nhận thông báo qua mail hay không. Phần này thì bạn chỉ cần tích chọn vào ô “thông tin…hoạt động” đầu tiên rồi bấm nút “lưu”.

3.2.Chèn mã Gtag.js vào web để kết nối với Google Analytics

Các bước phía trên là bạn đã hoàn thành việc tạo 1 tài khoản rồi nhé. Bây giờ sẽ đến phần kết nối trang web với tài khoản google analytics.

Sau khi bạn tạo tài khoản xong thì bạn sẽ được điều hướng đến giao diện kết nối. Tại đây bạn chọn vào phần “web”.

Phần thiết lập luồng dữ liệu này bạn nhập URL trang web của bạn vào, tên luồng bạn cũng đặt là URL trang web luôn cho dễ -> sau đó bạn bấm vào nút “tạo luồng”.

Đến đây bạn tìm phần “thẻ toàn trang web gtag.js…” -> bấm vào icon copy bên góc phải ngoài cùng để copy đoạn mã.

Bạn sử dụng đoạn mã này để gắn vào thẻ <head> ngay trên đầu website. Nếu trang web của bạn thuê 1 bên thứ 3 thiết kế thì bạn có thể gửi đoạn mã này cho họ hỗ trợ gắn dùm bạn. Còn nếu bạn tự làm trên nền tảng wordpress thì xem Ân hướng dẫn tiếp phần dưới nhé!

A.Cách 1: chèn trực tiếp vào theme

Lưu ý: cách này một số theme sẽ không làm theo được. Cho nên nếu bạn không tìm thấy phần chèn HTML như cách này thì xem cách 2 Ân hướng dẫn phía dưới nhé!.

Bạn đăng nhập vào trang quản trị web tìm đến phần “Giao diện” -> chọn “Tùy biến”.

Bạn chọn vào phần “Header”.

Bạn tìm chọn đến “HTML”.

Bạn dán đoạn code vào ô HTML rồi bấm nút “Đăng”.

B.Cách 2: chèn thông qua plugin Insert Headers and Footers by WPBeginner

Với cách này thì dễ dàng hơn. Trước tiên bạn cần cài đặt plugin “Insert Headers and Footers by WPBeginner“.

Tiếp theo bạn vào phần “cài đặt” -> chọn vào “Insert Headers and Footers” -> chèn code vào ô -> kéo xuống phía dưới cùng bấm nút “lưu”.

ok bây giờ bạn quay lại gg analytics rồi vào phần “thời gian thực” để kiểm tra xem đã kết nối thành công hay chưa bằng cách sử dụng điện thoại và máy tính của bạn truy cập vào trang web. Nếu như chỉ số người dùng hiển thị thì tức là đã thành công.

Ngược lại, nếu kết nối không thành công thì bạn sẽ không nhìn thấy số người dùng truy cập.

Lưu ý: trong trường hợp nếu như bạn kết nối không thành công thì bạn vào lại trang web để xóa đoạn mã gtag.js đi và cài đặt plugin hỗ trợ chèn code header wordpress để hỗ trợ bạn gắn mã gtag nhé.

3.3.Cách sử dụng google analytics xem báo cáo

Ok, sau khi bạn đã cài đặt kết nối gg analytics xong xuôi rồi thì bạn cần phải đợi cho website hoạt động tối thiểu 1 tháng thì mới có dữ liệu.

Khi bạn muốn xem báo cáo phân tích về trang website của bạn thì chỉ cần bạn truy cập vào analytics.google.com rồi đăng nhập tài khoản.

Bạn sẽ nhìn thấy 1 bảng quản trị phân tích dữ liệu có các cột thành phần bên trái bao gồm: thời gian thực, thu nạp, mức độ tương tác, tỷ lệ giữ chân, nhân khẩu học,…

Bạn bấm vào từng phần này để xem số liệu phân tích. Dựa vào những số liệu đó để bạn có thể lập kế hoạch, chiến lược và biết được tình trạng phát triển của trang web như thế nào.

4.Kết

Qua bài viết này Ân hy vọng rằng bạn đã hiểu khải niệm gg analytics là gì, đặc biệt hơn là bạn phải phân biệt được từ viết tắt “GA” trong google analytics và trong google adsense.

Ân cũng đã hướng dẫn cho bạn cách kết nối giữa gg analytics và trang website cùng với cách sử dụng cơ bản rồi nhé.

Hãy tận dụng công cụ này để phục vụ cho công việc seo website của bạn được tốt hơn, hiệu quả hơn!

Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết của Ân và nhớ đọc bài viết tiếp theo của Ân nhé!.

Chúc bạn thành công!.

5.Bài học tiếp theo

Bài 10: Hướng dẫn sử dụng Google Search Console kết nối với website theo dõi hiệu suất

0 0 votes
Xếp hạng bài viết
Theo dõi
Thông báo về
guest

2 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Dzung Phan
Dzung Phan
3 năm trước đây

Hiện trang của mình đang dùng theme của công ty.
Khi mình làm theo hướng dẫn của bạn
Giao diện\ Tùy biến\ Header \ HTML thì đến bước Tùy biến mình k thấy Header đâu cả

Cách khắc phục là ntn bạn nhỉ. Mình có nhất thiết phải cài thêm plugin, chẳng hạn như
Insert Headers and Footers by WPBeginner không

2
0
Nếu có thắc mắc hãy để lại bình luận bên dưới nhé!x