Bài 5: Domain là gì? Tên miền là gì? Liệu có khác nhau?

Trong bài học số 3 Ân có nói sơ qua về domain được ví như địa chỉ nhà, không biết bạn còn nhớ hay không nhỉ? Ở bài học này Ân sẽ đi sâu và chi tiết hơn về khái niệm domain là gì, giữa domain và tên miền giống hay khác nhau.

bài 5 domain là gì? tên miền là gì? liệu có khác nhau?

Domain là gì? Tên miền là gì?

Domain và tên miền là một không khác nhau gì cả. Tuy nhiên từ “domain” đầy đủ của nó sẽ gọi là “domain name”.

Domain được vừa được hiểu là địa chỉ và cũng được hiểu là tên của 1 website trên môi trường internet. Giống như “vuducan.com” được gọi là domain của Ân.

Mỗi domain chỉ được gắn cho 1 website duy nhất mà thôi, không thể nào gắn cho nhiều website được. Giống như bảng địa chỉ nhà thì chỉ gắn cho 1 mình nhà bạn thôi, không thể gắn chung cho nhà hàng xóm được.

Subdomain là gì?

Subdomain từ là tên miền con. Thông thường trên hosting sẽ cho phép bạn tạo tên miền con miễn phí dựa trên tên miền chính mà bạn đã mua bằng việc chèn “tiền tố” thêm vào phía trước.

Việc sử dụng tên miền con sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí và ngoài ra còn giúp bạn thống nhất được nhiều lĩnh vực trên cùng 1 thương hiệu của bạn.

Ví dụ: Ân muốn tạo thêm 1 website dịch vụ của Ân thì Ân sẽ tạo 1 tên miền con như thế này “dichvu.vuducan.com”.

Tên miền để làm gì?

Tên miền để làm gì?

Khi bạn mua hosting bên nhà cung cấp sẽ gửi cho bạn 1 địa chỉ dạng số. Ví dụ: 362.43.5.2 đây được gọi là địa chỉ IP Public để truy cập đến website trên hosting.

Do địa chỉ dạng số như thế này thì rất khó nhớ nên từ đó tên miền được ra đời để giải quyết vấn đề này.

Bạn sẽ phải mua tên miền của nhà cung cấp dịch vụ sau đó cấu hình để nó ánh xạ đến địa chỉ IP Public bên hosting, từ đó giúp người khác truy cập website của bạn dễ dàng hơn bằng chữ thay vì bằng những con số khó nhớ thế kia.

Ngoài ra, về mặt yếu tố marketing online thì tên miền giúp bạn thể hiện được thương hiệu của bạn. Và nó còn giúp tối ưu SEO cho website nếu bạn đặt tên miền theo từ khóa tìm kiếm của khách hàng.

Tên miền phân theo nhiều lĩnh vực

Tên miền được quy định và chia ra làm rất nhiều đuôi để phục vụ và phân biệt từng lĩnh vực khác nhau

  • .com và .vn là đuôi tên miền đa dạng có thể sử dụng được cho các lĩnh vực
  • .Net là viết tắt của network thường được các công ty hoặc dịch vụ về website/internet sử dụng.
  • .edu là viết tắt của education thường được sử dụng trong hệ thống giáo dục. Nếu bạn nào từng học đại học/cao đẳng thì sẽ thấy tên website trường bạn là .edu đấy.
  • .gov là viết tắt của goverment được sử dụng trong lĩnh vực chính trị, cơ quan chính phủ nhà nước.
  • .org là viết tắt của Organization được sử dụng cho các tổ chức phi lợi nhuận và phi chính phủ.
  • .info là viết tắt của information được sử dụng cho các lĩnh vực cung cấp thông tin. Ví dụ như các trang báo mạng.

Ngoài ra còn nhiều đuôi tên miền phân chia nhiều lĩnh vực khác nhau nữa nhưng ít người sử dụng và ít gặp nên Ân sẽ chỉ nêu ra những đuôi tên miền thường gặp này thôi.

Phân biệt tên miền quốc tế và tên miền việt nam

Các quốc gia đều có quy định đuôi tên miền khác nhau để dễ phân biệt. Ví dụ như Việt Nam thì đuôi sẽ là .vn nước Mỹ thì đuôi tên miền sẽ là .us.

Tên miền quốc tế được quy định theo chuẩn chung cho các lĩnh vực như Ân đã nói phía trên .com .net .edu .gov .org .info khi áp dụng cho quốc gia nào thì sẽ gắn thêm đuôi tên miền quốc gia đó vào. Ví dụ như các trường đại học tại Việt Nam sẽ đặt tên miền abc.edu.vn trường đại học tại Mỹ thì họ sẽ đặt tên miền là abc.edu.us

Ưu nhược điểm của tên miền quốc tế và tên miền Việt Nam

Ưu điểm tên miền quốc tế

  • Chi phí đăng ký rẻ.
  • Nếu bạn đăng ký ở nhà cung cấp quốc tế thì thủ tục đơn giản không cần cung cấp giấy tờ. Còn đối với các nhà cung cấp dịch vụ trong nước thì bắt buộc bạn phải cung cấp giấy tờ.

Nhược điểm tên miền quốc tế

  • Không được pháp luật Việt Nam bảo vệ.
  • Phải khai báo với bộ thông tin và truyền thông, nếu không bạn sẽ bị xử phạt hành chính với số tiền cũng khá cao đấy.
  • Nếu bạn quên gia hạn thì tên miền sẽ bị khóa trong vòng 30 và nếu bạn để tên miền hết hạn thì sẽ bị khóa ~60 ngày sau đó bạn mới có thể đăng ký lại được.
  • Đối với những tên miền HOT, nếu bạn đã lỡ để tên miền hết hạn rồi mà không đăng ký lại kịp thì khả năng cao sẽ bị người khác cướp mất.

Ưu điếm tên miền Việt Nam

  • Do là tên miền tại Việt Nam thì sẽ giúp cho tốc độ truy cập website của bạn tại Việt Nam sẽ nhanh hơn một chút xíu.
  • Nếu bạn đăng ký bảo hộ thương hiệu thì sẽ được pháp luật Việt Nam bảo vệ.

Nhược điểm tên miền Việt Nam

  • Chi phí để đăng ký tên miền khá là chua chát, gần gấp 3 lần so với tên miền quốc tế.
  • Cần cung cấp các giấy tờ tùy thân hoặc giấy phép kinh doanh của bạn để đăng ký.

Kết

Ok, bài học này Ân đã giúp bạn hiểu được domain là gì, tên miền là gì tụi nó giống nhau hay khác nhau.

Nếu bạn còn thắc mắc gì thêm thì hãy bình luận phía dưới, Ân sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn nhanh nhất có thể nhé.

Ân chúc bạn học tập tốt nhé!

Bài trước đó

Bài 4: Phân biệt local host là gì và web hosting là gì?

Bài tiếp theo

Bài 6: SSL là gì? Tại sao phải sử dụng SSL

0 0 votes
Xếp hạng bài viết
Theo dõi
Thông báo về
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0
Nếu có thắc mắc hãy để lại bình luận bên dưới nhé!x