Dashboard wordpress admin là trang quản trị nội dung của website và các thông tin cảnh báo bảo mật giúp người quản trị dựa vào đó để khắc phục vấn đề. Bạn cần hiểu hết những thành phần trong trang quản trị này để giúp bạn xử lý công việc về sau dễ dàng hơn.
Các thành phần trong trang quản trị dashboard wordpress
1.Trang chủ (bảng tin – dashboard wordpress)
Tại phần trang chủ bạn sẽ theo dõi được tình trạng sức khỏe của website và các thông báo về yêu cầu cập nhật.
Nếu như bạn cài plugin jetpack thì sẽ nhận được các thông kê lượt truy cập trang cùng một số tính năng hay ho khác ở đây nữa.
2.Cập nhật (update)
Mục cập nhật sẽ thông báo bản cập nhật khi có phiên bản mới từ source wordpress, plugin, cho đến theme.
Có một lưu ý là nếu bạn sử dụng các bản theme trả phí và plugin trả phí nhưng không phải là bản mua gốc từ tác giả (bản không có lisence key) thì bạn không nên cập nhật lên vì sẽ gây ra tình trạng không tương tích với các thành phần đi kèm theo nó.
3.Bài viết (Post)
Phần bài viết này sẽ cho phép bạn tạo mới, sửa, xóa bài viết. Ngoài ra bạn còn có thể tạo thêm chuyên mục để phân chia các bài viết theo từng chủ đề khác nhau.
Chức năng thêm thẻ trong bài viết thì rất hữu ích đối với những bạn làm SEO, còn những bạn mới chưa hiểu thì sẽ không biết cách tận dụng chức năng thẻ này.
4.Thư viện (Media)
Trong thư viện sẽ chưa các file hình ảnh, video mà bạn tải lên trong quá trình viết bài hoặc tùy biến giao diện website.
Tuy nhiên, bạn không nên tải video lên đây vì sẽ tốn tài nguyên website và gây ảnh hưởng đến tốc độ load của web. Bạn chỉ nên tải hình ảnh lên mà thôi, nhưng hình ảnh cũng cần phải được nén dung lượng lại cho nhẹ rồi hãy up lên.
Cách nén như thế nào thì Ân sẽ hướng dẫn trong các bài học sau nhé!
5.Trang (Page)
Chức năng này cho phép bạn thêm, sửa, xóa các page của website. Ví dụ như các page trang chủ, page trang liên hệ, page trang chính sách…v.v.
Những bạn mới thường hay nhầm lẫn giữa Page và Post. Nhưng page sẽ không cho phép bạn phân loại theo từng chuyên mục như post và nếu bạn làm SEO thì Post bao giờ cũng mạnh hơn Page.
6.Phản hồi (Comments)
Khi bài viết của bạn có người đọc bình luận thì bạn sẽ nhìn thấy ở mục phản hồi này. Bạn có thể cho phép bình luận hiển thị hoặc xóa bình luận của người đọc và bạn cũng có thể trả lời lại bình luận của người đọc ở đây.
7.Giao diện (Themes)
Mục này thì Ân cũng đã hướng dẫn ở các bài học trước rồi. Đây là phần cho bạn cài giao diện, tùy biến giao diện và nó còn có thêm 1 tính năng “widget” nữa.
Nhưng phần widget này Ân sẽ tách ra và nói chi tiết ở bài học khác nhé!.
8.Plugin
Mục này thì cho phép bạn cái các gói chức năng thêm cho website, ví dụ như các chức năng bảo mật, chức năng bán hàng.
Tại đây còn có phần “sửa plugin” nhưng bạn là người mới, chưa học gì về code lập trình thì không nên đụng vào đây sẽ gây lỗi plugin.
9.Thành viên (Users)
Đây là phần cho phép bạn quản lý các thành viên của website, ví dụ như bạn muốn thêm 1 tài khoản để cho người khác viết bài với quyền “biên tập viên”.
Ngoài ra thì bạn có thể chỉnh sửa thông tin như ảnh đại diện, email, mật khẩu…v.v trong phần “hồ sơ của bạn”.
10.Công cụ (Tools)
Tại đây cho phép bạn nhập và xuất nội dụng vào website và một số tính năng khác. Nhưng công cụ này bạn cũng ít khi nào dùng đến nên cũng không cần phải quan tâm.
11.Cài đặt (Settings)
Tổng quan: cho phép bạn đổi tên và khẩu hiệu trang web, đổi địa chỉ email quản trị cho web, đổi múi giờ và ngôn ngữ.
Viết: cho phép bạn thiết lập chức năng đăng bài qua email.
Đọc: cho phép bạn thiết lập số lượng hiển thị bài viết trên trang.
Thảo luận: Cho phép bạn thiết lập quyền bình luận và phân chia số lượng bình luận được hiển thị trên mỗi trang.
Thư viện: chỗ này cho bạn chỉnh kích thước của ảnh tải lên.
Đường dẫn tĩnh: bạn có thể chỉnh lại đường link cho tinh gọn lại ở mục này.
Riêng tư: Bạn cài trang chính sách bảo mật của website tại đây. Chỗ này cả đời Ân chưa khi nào sử dụng đến luôn.
Kết
Ok, bài học này chỉ có vậy thôi. Bạn hiểu hết được những công cụ nằm trong dashboard wordpress này thì sẽ giúp bạn quản trị và làm việc với wordpress tốt hơn.
Chúc bạn học tập tốt, nhớ đón xem các bài học tiếp theo của Ân nhé!
Bài trước đó
Bài 16: các plugin cần thiết cho wordpress
Bài tiếp theo
Bài 18: cách cài SSL cho wordpress