Trong bài viết này Ân hướng dẫn bạn cách sử dụng photoshop phiên bản CC 2015. Ân cũng nói trước, bài hướng dẫn này chỉ là những thao tác cơ bản nhất để bạn làm quen với photoshop, biết cách đưa file ảnh vào và sử dụng một số công cụ cơ bản.
Không thể nào trong một bài viết mà có thể hướng dẫn hết cho bạn tất tần tật từ A-Z tất cả chức năng của photoshop được.
Để học, hiểu, và sử dụng photoshop hiệu quả thì cần phải trải qua quá trình như sau:
Học hiểu sử dụng các công cụ, tính năng cơ bản.
Hình dung ý tưởng cụ thể mà bạn muốn sửa ảnh: muốn cắt đối tượng trong ảnh thay nền, muốn xóa vật thể thừa trong ảnh,…nói chung là bạn phải có ý tưởng hoặc hình dung chi tiết ra là bạn đang muốn dùng photoshop để sửa gì cho tấm ảnh?
Khi bạn đã biết bản thân mình muốn sử dụng photoshop để sửa gì cho tấm ảnh rồi thì lúc đó bạn sẽ tìm kiếm những tài liệu/video hướng dẫn về những thứ mà bạn đang muốn.
Từ từ, dần dần sau quá trình tích lũy học hỏi bạn sẽ giỏi photoshop thôi.
Vì vậy cho nên, trong bài viết này Ân chỉ hướng dẫn các thao tác sử dụng cơ bản theo từng bước dành cho những người mới, chứ không có các kỹ thuật nâng cao và không hướng dẫn cụ thể là sửa cái gì cho bức ảnh cả.
1.Khái niệm Photoshop là gì?
Trong bài viết giới thiệu về các phần mềm chỉnh sửa hình ảnh trên máy tính Ân cũng đã giới thiệu qua về photoshop là gì rồi.
Cho nên ở bài viết này Ân cũng không nói lại nhiều.
Tóm gọn lại thì Photoshop là phần mềm chỉnh sửa ảnh chuyên nghiệp, thường được những người làm Designer (thiết kế), Photographer (nhiếp ảnh) sử dụng để chỉnh sửa ảnh, thiết kế banner,…
2.Hướng dẫn cách sử dụng Photoshop CC 2015 từng bước
Sau đây Ân hướng dẫn bạn từng bước cách dùng Photoshop như thế nào.
Tuy là nó rất dễ. Những đối với những bạn mới thì nên làm theo để bạn quen dần với các thao tác và để hiểu được ý nghĩa của công cụ đó nó dùng để làm gì.
2.1.Bước 1 – Tạo project mới theo kích thước chuẩn hoặc mở file ảnh mặc định
Khi sử dụng photoshop sẽ có 2 trường hợp.
Trường hợp 1: sửa file ảnh đã chụp theo kích thước mặc định của ảnh.
Trường hợp 2: thiết kế ảnh theo kích thước chuẩn khổ giấy A4,5,6 hoặc theo chuẩn của các banner cover, avatar của các trang mạng xã hội quy định.
I.Trường hợp 1
Đối với trường hợp 1 thì bạn mở photoshop lên -> vào “file” -> vào “open” để mở file ảnh lên rồi chỉnh sửa.
II.Trường hợp 2
Đối với trường hợp 2: Để tạo 1 project theo kích thước tùy chỉnh thì bạn cũng vào “file” -> vào “new”.
1 bảng yêu cầu nhập thông tin sẽ hiện ra, bạn nhập các thông tin như sau:
Name: đặt tên cho project.
Document type: có sẵn mẫu kích thước chuẩn cho bạn chọn. Còn nếu bạn muốn tùy chỉnh tay thì chọn là “custom”. Ân thường sử dụng “custom”.
Width: nhập thông số chiều dài vào, đơn vị đo thì chọn là “pixels”.
Height: nhập thông số chiều cao vào, đơn vị đo cũng chọn là “pixels” luôn.
Resolution: luôn đặt là “300”, đơn vị “pixels/inch”.
Các thông số dưới cứ để mặc định rồi bấm nút “ok”.
Bây giờ để add hình ảnh vào thì bạn chọn “file” -> “place embeded…” -> sau đó chọn hình mà bạn muốn đưa vào photoshop.
Bạn nhấn giữ phím “Shift” trên bàn phím rồi điều chỉnh cho kích thước của tấm hình vừa với nền trắng theo chiều ngang hoặc chiều dọc -> sau đó bấm vào dấu tích ở phía trên.
tiếp theo bạn bấm chuột phải vào file ảnh vừa add trong phần “Layer” -> chọn “Rasterize layer”.
Lưu ý: khi bấm chuột phải bạn nên bấm vào vùng chữ của layer, không nên bấm vào vùng ảnh.
2.2.Bước 2 – Làm quen giao diện và công cụ
Bây giờ Ân giới thiệu sơ qua các vị trí trong giao diện theo số thứ tự trong hình để bạn làm quen.
#1
Phần này bạn ít khi sử dụng, đa số bạn sẽ sử dụng tính năng mở file, lưu file, tạo project mới trong “file” là nhiều.
Là một người mới thì bạn chưa cần phải hiểu hết những tính năng trong phần này đâu.
#2
Phần này chứa các công cụ để bạn chỉnh sửa ảnh, đây cũng là phần mà bạn tương tác làm việc nhiều nhất.
Chức năng của các công cụ này như sau:
A.Move Tool, Artboard Tool
Move tool dùng để di chuyển và lựa chọn các layer.
Artboard dùng để tạo ra nhiều vùng làm việc. Công cụ này ít khi Ân sử dụng.
B.Marquee Tool
chức năng công cụ này là khoanh vùng chọn theo hình chữ nhật, hình vuông, hình elip,..
C.Lasso Tool
Lasso tool: vẽ vùng chọn tự do.
Polygonal Lasso tool: khoanh vùng chọn bằng các nét thẳng.
Magnetic lasso tool: tạo vùng chọn với chức năng tự động bám dính theo đối tượng trong ảnh.
D.Quick selection tool, magic wand tool
Quick selection: tạo vùng chọn nhanh và tự động.
Magic wand: chọn các vùng chọn có màu sắc giống nhau.
E.Crop tool, perspective crop tool, slice tool, slice select tool
Crop: cắt size ảnh tùy ý.
Perspective: cắt ảnh 3D thành 2D.
Slice: cắt 1 ảnh ra thành từng thành phần nhỏ. Khi xuất file sẽ tách ra thành từng ảnh khác nhau. Công cụ này thường được sử dụng để cắt layout website.
Slice select: chọn các thành phần nhỏ đã được cắt bằng slice.
F.Eyedropper tool, 3D material eyedropper tool, color sampler tool, ruler tool, note tool, count tool
Eyedropper: lấy thông số mã màu.
3D material eyedropper: lấy thông số mã màu đối tượng 3D.
Color sampler: lấy thông số mã màu từng vị trí.
Ruler: đo khoảng cách, vị trí, góc độ.
Note: ghi chú văn bản.
Count: đếm nhiều vùng lựa chọn.
G.Spot healing brush tool, healing brush tool, patch tool, content-aware move tool, red eye tool
Spot healing brush: xóa khuyết điểm trong ảnh.
Healing brush: chọn vùng để lấy mẫu đắp vào vùng ảnh khuyết điểm. Cách sử dụng công cụ này trong photoshop để lấy mẫu bằng cách bấm giữ phím “Alt” và nhấp chuột vào vùng mẫu.
Patch: tạo vùng chọn tại vùng ảnh khuyết điểm sau đó kéo vùng chọn đến vùng ảnh tốt để xóa khuyết điểm dựa trên vùng ảnh tốt.
Content-aware move: chọn và di chuyển đối tượng trong ảnh đến vị trí khác, đồng thời xóa đối tượng tại vị trí đã di chuyển.
Red eye: khử lỗi mắt đỏ khi chụp ảnh bằng flash.
H.Brush tool, Pencil tool, Color Replacement tool, Mixer brush tool
Brush: dùng để vẽ hoặc tô màu.
Pencil: cũng dùng để vẽ, nhưng nét vẽ sẽ cứng giống như bút chì.
Color Replacement: dùng để tô màu với độ trong suốt giữ lại nền ảnh. Có thể sử dụng trong các trường hợp nhuộm da, nhuộm tóc, nhuộm môi.
Mixer Brush: pha trộn màu sắc trong bức ảnh và màu sắc mà bạn chọn để tô màu.
I.Clone Stamp Tool, Pattern Stamp Tool
Clone stamp: lấy mẫu từ vị trí khác để đắp vào vị trí cần đắp. Lấy mẫu bằng cách bấm giữ phím “Alt”.
Pattern Stamp: đóng dấu các mẫu lên ảnh như chấm bi, các đường kẻ sọc,…Công cụ này thường được tận dụng để add các watermark vào đóng dấu ảnh để mức minh ảnh thuộc sở hữu của mình.
J.History Brush Tool, Art History Brush Tool
History brush: Đưa ảnh về trạng thái trước khi chỉnh sửa.
Art history brush: cũng là đưa ảnh về trạng thái trước khi chỉnh sửa nhưng nét vẽ của nó cầu kỳ ngoằn nghèo hơn chút.
K.Eraser Tool, Background Eraser Tool, Magic Eraser Tool
Eraser: công cụ này dùng để xóa.
Background eraser: xóa ảnh hòa trộn với layer nền phía dưới.
Magic eraser: xóa nhanh các vùng ảnh có màu giống nhau.
L.Gradient Tool, Paint Bucket Tool, 3D Material Drop Tool
Gradient: đổ màu hòa trộn theo dải màu nhiều màu với nhau.
Paint bucket: đổ đơn sắc 1 màu.
3D Material Drop: nói thật thì công cụ này Ân chưa dùng bao giờ và cũng không biết sử dụng nên Ân cũng không giải thích được cho bạn về chức năng của nó.
M.Blur Tool, Sharpen Tool, Smudge Tool
Blur: làm mờ và làm mềm các góc cạnh của 1 đối tượng trong ảnh.
Sharpen: trái ngược với công cụ trên, công cụ này làm sắc nét đối tượng trong ảnh.
Smudge: hiệu ứng vuốt ngón tay lên vùng màu sơn.
N.Dodge Tool, Burn Tool, Sponge Tool
Dodge: làm sáng vùng ảnh.
Burn: làm tối vùng ảnh.
Sponge: Công cụ này Ân cũng ít khi dùng đến, chức năng của nó là giảm mức độ bão hòa của màu sắc.
O.Pen Tool, Freeform Pen Tool, Add Anchor Point Tool, Delete Anchor Point Tool, Convert Point Tool
Pen: vẽ các đường vector xung quanh 1 đối tượng trong ảnh.
Freeform pen: cũng là vẽ dạng vector xung quanh 1 đối tượng nhưng nó sẽ tự tạo ra các điểm neo.
Add anchor point: thêm điểm neo.
Delete anchor point: xóa điểm neo.
Convert point: chỉnh các góc bo của điểm neo.
P.Horizontal Type Tool, Vertical Type Tool, Horizontal Type Mask Tool, Vertical Type Mask Tool
Horizontal type: chèn chữ từ dàn trải từ trái sang phải.
Vertical type: chèn chữ dàn trải từ trên xuống dưới.
Horizontal type: Tạo vùng chọn chiều ngang trên ảnh theo dạng chữ.
Vertical type Mask: tạo vùng chọn chiều dọc trên ảnh theo dạng chữ.
Q.Path Selection Tool, Direct Selection Tool
2 công cụ này Ân cũng ít khi sử dụng, nói chung là nó dùng để di chuyển các shape được tạo ra trong photoshop.
R.Rectangle Tool, Rounded Rectangle Tool, Ellipse Tool, Polygon Tool, Line Tool, Custom Shapre Tool
Rectangle: vẽ hình chữ nhật và hình vuông. Vẽ hình vuông thì bấm giữ phím “Shift”.
Rounded Rectangle: cũng giống công cụ trên là để vẽ hình vuông và hình chữ nhật nhưng góc của nó được bo tròn.
Ellipse: Vẽ hình ellipse và hình tròn, muốn vẽ hình tròn thì bấm giữ phím “Shift”.
Polygon: vẽ hình đa giác.
Line: Vẽ 1 đường thẳng.
Custom shape: vẽ hình dạng theo mẫu có sẵn trong photoshop.
S.Hand Tool, Rotate View Tool
Hand: khi bạn phóng to ảnh lên thì bạn sử dụng công cụ này để kéo xem các vùng ảnh khuất.
Rotate view: xoay góc nhìn của ảnh theo nhiều hướng khác nhau.
T.Zoom
công cụ này chỉ đơn giản là phóng to hoặc thu nhỏ ảnh trong quá trình chỉnh sửa.
U.Set Foreground color
công cụ này là tính năng chọn trước mã màu để dùng cho các công cụ tô màu.
V.Edit in quick mask mode
Đây là tính năng tạo vùng chọn. Ân cũng chưa hiểu rõ về tính năng này nên Ân cũng không biết giải thích như thế nào cho bạn hiểu. Nói chung Ân cũng ít sử dụng.
W.Change screen mode
Các chế độ hiển thị giao diện như: chế độ tiêu chuẩn mặc định, chế độ full màn hình có thanh công cụ, chế độ full màn hình không có thanh công cụ.
#3
Đây là phần sẽ chứa hình ảnh của bạn.
#4
Phần này là nơi chứa các lớp (layer), các file ảnh mà bạn đã add vào photoshop.
2.3.Bước 3 – Cách xuất lưu file PSD để sử dụng lại trong photoshop
Đôi khi bạn chỉnh sửa hình đang dang dở chưa xong, hoặc bạn muốn lưu lại quá trình chỉnh sửa để lần sau có thể mở ra sử dụng lại.
Trong photoshop có hỗ trợ cho bạn lưu định dạng file dự án đuôi PSD để bạn có thể mở file chỉnh sửa cho những lần sau.
Cách lưu file này thì bạn bấm vào “file” -> “save as…”
Tại phần “Save as type” bạn chọn loại file là “Photoshop (*.PSD;*.PDD)” -> chọn “Save” để lưu.
sau khi lưu định dạng file PSD thì bạn sẽ nhìn thấy file giống như hình bên dưới. Đây là file project, bạn có thể mở lại để chỉnh sửa lại bất cứ khi nào.
2.4.Bước 4 – Cách lưu file ảnh đã sửa
Trong quá trình chỉnh sửa bạn sẽ tạo ra nhiều layer khác nhau. Trước khi xuất ảnh thành phẩm thì bạn cần gộp tất cả layer đó thành 1 layer hoàn chỉnh.
Để gộp layer thì bạn đặt vị trí chuột tại layer đầu tiên và bấm tổ hợp phím “Ctrl” + “Shift” + “Alt” + “E”.
Giờ để lưu hình thì bạn vào “new” -> “save as” -> chọn định dạng lưu file là JPEG hoặc PNG -> bấm “save”.
Định dạng JPEG là đối với ảnh thông thường.
Đình dạng PNG là dành cho những ảnh tách nền trong suốt.
3.Kết
Cách sử dụng photoshop hiệu quả nhất cho người mới bắt đầu đó là bạn vừa đọc những tính năng của công cụ trong bài viết này và vừa test thử trên photoshop.
Việc này sẽ vừa giúp bạn nhớ được các công cụ và vừa nhanh hiểu được tính năng của nó.
Các bài viết sau Ân sẽ hướng dẫn bạn cụ thể cách chỉnh sửa ảnh cho từng mục đích, nhu cầu khác nhau.
4.Bài học tiếp theo
Bài 4: Hướng dẫn cắt ảnh tách nền
cam on bai huong daan cua ban raat bo ich