Blockchain là gì? Đây là một trong những thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều trong thị trường tiền mã hóa. Hầu hết tất cả những người tham gia đầu tư đều đã biết đến thuật ngữ này, nhưng thật sự để hiểu blockchain là gì thì chưa nhiều người hiểu. Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua một số thông tin về công nghệ blockchain này ở mức độ cơ bản nhé!
1.Blockchain là gì?
Blockchain được ví giống như một quyển sổ kế toán chính của công ty vậy hay còn gọi là quyển sổ cái. Trong quyển sổ này sẽ ghi lại mọi thông tin liên quan đến tiền chi tiêu của công ty.
Giải thích về mặt công nghệ thì blockchain là một chuỗi các khối block chứa đựng thông tin. Hoặc bạn có thể hiểu blockchain là một quyển sổ cái chứa đựng những thông tin dữ liệu liên quan đến lĩnh vực kỹ thuật số công nghệ.
2.Lịch sử ra đời của blockchain
Từ năm 1991 khái niệm blockchain đã được nhắc đến bởi 2 nhân vật W.Scott Stornetta và Stuart Haber với mục đích ban đầu là sử dụng để đánh dấu thời gian vào các tài liệu để không thể sửa đổi thời gian dưới bất kỳ hình thức nào.
Cho đến năm 2008 khi tình trạng lạm phát xảy ra ở Mỹ, nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nặng nề. Trong bối cảnh này bitcoin được ra đời bởi lập trình ẩn danh với tên gọi Satoshi Nakamoto với mục đích muốn chứng minh một loại tiền mã hóa giảm mức độ lạm phát hơn so với tiền giấy lúc bấy giờ.
Bitcoin được phát triển trên nền tảng công nghệ blockchain. Lúc này khái niệm về blockchain bắt đầu được thế giới biết đến nhiều hơn.
3.Blockchain sử dụng để làm những gì?
Blockchain được sử dụng để lưu trữ các thông tin được liên kết với nhau trong các khối block và được quản lý bởi tất cả những người tham gia trong hệ thống. Đây được gọi là quản lý dữ liệu phân tán phi tập trung.
Thông thường trong một công ty hoặc một tổ chức nào đó sử dụng máy chủ server để lưu trữ tất cả dữ liệu trên máy chủ đó. Đây được gọi là hình thức quản lý dữ liệu tập trung.
Quay trở lại với blockchain, công nghệ này cho phép lưu trữ dữ liệu phi tập trung tức là dữ liệu sẽ được lưu trữ phân tán ở nhiều nơi. Ngoài ra, dữ liệu còn được mã hóa một cách an toàn.
Khi hệ thống blockchain đã được kích hoạt vận hành thì những dữ liệu trên hệ thống không thể thay đổi được. Trong hệ thống mạng lưới blockchain tồn tại rất nhiều nút hoạt động một cách độc lập và có khả năng xác thực thông tin trong hệ thông.
Thông tin chỉ được bổ sung thêm khi tất cả người tham gia trong hệ thống đều chấp thuận. Như vậy, bạn có thể thấy blockchain là một hệ thống đảm bảo về mặt an toàn cao cho các dữ liệu.
4.Các ứng dụng của blockchain vào thực tế
ứng dụng đầu tiên của blockchain phải kể đến chính là bitcoin nói riêng và thị trường tiền mã hóa nói chung.
Ngoài ra blockchain còn được các công ty lớn ứng dụng như google, facebook, apple, Alibaba, Toyota, ford, metlife,…
Chưa kể đến blockchain còn ứng dụng cụ thể vào những ngành công nghiệp và nông nghiệp cụ thể như: thủy hải sản, bất động sản, ngành buôn bán, tài chính ngân hàng và bảo hiểm,…